Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-mat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cham-soc-mat. Hiển thị tất cả bài đăng

Vì sao bị nhức mắt khi ngồi máy tính?

Ngồi trước máy tính hàng giờ thì mắt của bạn dễ bị nhức mắt, bị hoa mắt, đau mắt. Khi mắt phải làm việc liên tục bởi phải tiếp nhận những hiển thị thay đổi trên màn hình, não phải hoạt động liên tục và cơ quan mắt phải điều chỉnh để giữ cho nó ở thể trạng tốt nhất.


- Ánh sáng màn hình kém hoặc quá nhiều kèm với các tia phản xạ từ màn hình.
- Tư thế ngồi trước máy tính không đúng ảnh hưởng tầm nhìn.
- Mắt có tật khúc xạ: Viễn thị, loạn thị, lão thị hay các rối loạn về điều tiết.
- Giảm lượng nước mắt đến giác mạc do giảm số lần chớp mắt hoặc bị khô mắt.




Để khắc phục tình trạng nhức mắt khi ngồi máy tính.

Nên tránh làm việc trong bóng tối vì khi làm việc trong phòng tối sẽ làm cho mắt bạn mệt mỏi vì mắt phải điều tiết theo độ sáng của màn hình và bóng tối xung quanh. Nếu làm việc với máy tính hay đọc sách điện tử, bạn nên ngồi trong phòng sáng, tốt nhất là nơi có ánh sáng tự nhiên.

Khi mắt bị nhức bạn nên chớp mắt liên tục để mắt đở đau nhức, hoặc nhắm mắt lại trong khoảng 3 - 5 phút để cho mắt có được thời gian nghỉ ngơi, thư giản.

Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để giúp mắt đở khô và giảm đau nhức nên sử dụng nước mắt nhân tạo sẽ tốt cho mắt.

Phải đặt bàn và ghế ngồi ở vị trí tốt, ngồi đúng tư thế giúp tầm nhìn màn hình của mắt an toàn.



Để bảo vệ mắt hàng ngày bạn cần đo và khám mắt định kỳ. Nếu mắt bạn đọc không rõ chữ trên màn hình, có thể gây căng thẳng cho mắt hoặc đau đầu. 

Sau khi sử dụng máy tính trong nhiều giờ, mắt bạn thường mệt mỏi vì các cơ phải hoạt động liên tục để nhận biết và quan sát nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau.

Hạn chế nhìn màn hình trước khi đi ngủ vì việc sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin trước khi đi ngủ sẽ kích thích tinh thần và gây ra các vấn đề về giấc ngủ. Tốt nhất nên tắt máy tính, tivi và điện thoại ít nhất hai giờ trước khi đi ngủ để bạn cảm thấy dễ ngủ và ngủ ngon hơn.

Ăn gì để chữa khô mắt hiệu quả?

Chế độ ăn uống rất quan trọng nó cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh phòng ngừa được nhiều bệnh. Đôi mắt là bộ phận khó chăm sóc bởi nó tránh tiếp xúc trực tiếp, vì thế để chăm sóc tốt cho mắt bạn nên bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng cho mắt. 



Các thực phẩm bạn nên ăn để tốt mắt:

Cá có dầu như cá hồi, cá ngừ, cá mòi là nguồn thực phẩm chứa các acid béo omega-3 thiết yếu cho sức khỏe của não và mắt.

Các chất béo omega-6 có trong dầu thực vật (bắp, đậu nành, hướng dương...) dùng trong hầu hết những món ăn nhẹ và thực phẩm chế biến sẵn, nó giúp trị khô mắt rất hiệu quả.


Chế độ ăn uống gồm trái cây nhiều màu sắc, rau củ và ngũ cốc nguyên cám giúp giảm bệnh đục thủy tinh thể.




Các vitamin kháng oxy hóa và dưỡng chất thực vật tìm thấy trong trái cây và rau củ như vitamin A, C và E, lutein và zeaxanthin có thể hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh đục thủy tinh thể. 


Nước mắt nhân tạo, các chất nhầy cao phân tử và một số phẫu thuật, đó là những phương pháp chính để đối chọi với căn bệnh này. Bên cạnh đó, việc điều trị căn nguyên cũng không thể xem nhẹ. Với thể nhẹ, ngoài việc cải thiện môi sinh, biết tự chăm sóc cho bản thân, dùng thường xuyên nước mắt nhân tạo thì vai trò của dinh dưỡng cũng đóng góp một phần quan trọng.


Tác hại của bệnh khô mắt là gì?

Bệnh khô mắt là gì?

 Bệnh khô mắt là bệnh thiếu dinh dưỡng và nó hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ bị suy dinh dưỡng nặng. Nó là biểu hiện cho thấy người bệnh đang bị thiếu vitamin, biểu hiện của bệnh khô mắt là: quáng gà, mắt mờ không thấy rõ và nhiều người cho rằng khô mắt là khi mắt cảm giác khô, không có nước mắt, đau rát,... tuy nhiên biểu hiện của khô mắt có thề là bị chảy nước mắt.



 Các biểu hiện khô mắt:

Khô kết mạc, kết mạc không nhẵn, mất sắc bóng láng, có màu vàng nhạt ở kết mạc nhãn cầu và ở kết mạc mi. Khi kết mạc khô không thấm nước, không trong suốt, có màu đục như sữa do các bọt nhỏ của hiện tượng tăng sừng hóa, các vi kết mạc không nhìn rõ. Kết mạc có thể dày lên, nhăn nheo, sắc tố hóa làm cho kết mạc có màu vàng nhạt xám xẩm, hoặc các hạt nhỏ rải rác, ở góc mi có những chất cặn đọng màu kem nâu.


Cách chữa trị bệnh khô mắt:

Hạn chế để mắt tiếp xúc trực tiếp với khói bụi và ánh sáng. Nên đeo kính khi ra ngoài để bảo vệ mắt khỏi tác nhân gây hại từ môi trường. Tránh để gió như máy sấy, quạt, máy lạnh thổi trực tiếp vào mắt. Thường xuyên nhỏ nước mắt nhân tạo để tránh khô mắt.Đây được xem là những cách trị khô mắt rất hiệu quả và đơn giản dễ thực hiện.
Không thức khuya, ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày giúp mắt có thời gian nghỉ ngơi tốt nhất.
Không hút thuốc hoặc hoặc không để khói thuốc dính trực tiếp vào mắt



Khám mắt định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mắt, giúp phòng ngừa và phát hiện bệnh sớm để điều trị sớm.
Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên bổ sung thức ăn chứa Omega-3 (có nhiều trong cá) và Beta-Carotene (trong các loại rau củ màu vàng, đỏ), tăng cường chất chống oxy hóa giúp tăng sức khỏe đôi mắt.




Các triệu chứng nhức mắt mà bạn thường gặp

Thường người ta hay bỏ qua việc chăm sóc mắt, bởi cho rằng đôi mắt ít bị mắt bệnh, hoặc không biết cách chăm sóc mắt đúng cách. 

Nhức mắt dấu hiệu cho bạn biết mắt đang có nguy cơ mắc bệnh và cần được quan tâm. 

Các triệu chứng nhức mắt thường gặp ở mọi lứa tuổi.

Nhức đầu nhức mắt: khi bạn nhìn máy tính trong thời gian quá lâu, hoặc mắt phải hoạt động quá sức không được nghỉ ngơi, lâu dần khiến mắt bị mỏi và đặc biệt dễ bị nhức mắt, nếu bạn rơi vào tình trạng căng thẳng không chỉ nhức mắt mà còn kèm theo đau đầu, triệu chứng gây nhiều khó chịu làm cho không thể tập trung vào công việc, và ảnh hưởng đến sinh hoạt.



Nhức mắt cay mắt: là mắt bị đau nhức và có cảm giác bị cộm, đau, cay nóng mắt, thường dễ chảy nước mắt. 

Nhức mắt ngứa mắt: đó là dấu hiệu cho thấy mắt bạn đang bị dị ứng hoặc có vật lạ bay vào mắt khiến mắt bị xốn và ngứa, thậm chí gây đỏ mắt.

Nhức mắt mỏi mắt: bạn nên phân biệt rõ nhức mắt là bạn cảm nhận được mắt giật giật đau nhức đau mắt gây khó chịu. Còn mỏi mắt là cảm giác mắt không thể mở to luôn trong tình trạng bị nặng mí mắt, cảm giác mắt mệt mỏi.




Cách chữa trị triệu chứng nhức mắt

Nếu triệu chứng nhức mắt ở tình trạng nhẹ, thì sau giờ làm việc, học tập bạn có thể chữa trị tại nhà bằng việc để mắt nghỉ ngơi, như có thể đắp túi trà ấm giúp mắt thư giản, đi ngủ sớm để mắt được nghỉ ngơi. Hạn chế nhìn máy tính và điện thoại trong thời gian lâu có thể đắp mặt nạ cho mắt hoặc massage mắt, giúp mắt giảm mệt mỏi. 

Nếu nhức mắt ở tình trạng nặng bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa mắt để thăm khám và chữa trị sớm. Để đảm bảo sức khỏe cho mắt và giúp mắt phòng tránh nhiều bệnh về mắt. 


Bị đau mắt nên kiêng ăn gì?

Đau mắt hay còn gọi là đau mắt đỏ, một triệu chứng bệnh về mắt thường gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh dễ điều trị và không gây nguy hiểm. Tuy nhiên người bệnh cần biết cách chăm sóc, cũng nhưng phòng ngừa và kiêng ăn những thực phẩm không có lợi cho việc điều trị bệnh. 

Khi bạn bị đau mắt kiêng ăn gì?

Là câu hỏi mà nhiều người khi mắc phải bệnh đau mắt đỏ, bởi mình cần phải kiêng cử giúp cho việc điều trị hiệu quả, và bệnh nhanh khỏi hơn.

Các loại thực phẩm như tỏi, ớt, hành, hẹ hay thịt chó… vì dễ gây cảm giác nóng, rát cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.



Ngoài ra nên kiêng ăn đồ ăn tanh trong thời gian mắc bệnh như cá, mực, tôm, cua.... vì có thể tác động xấu vào tình trạng của viêm kết mạc, làm cho tình trạng đau mắt đỏ ngày càng nặng hơn.
Không nên uống rượu bia vì đây là các chất kích thích có thể  làm giảm tầm nhìn, giảm khả nặng nhận biết nhạy bén của mắt xuống một cách đáng kể và khiến cho bệnh càng nặng hơn.



Khi sử dụng nhiều nước uống có ga sẽ gây chóng mặt, hoa mắt, mệt mỏi, không tốt cho người đang mắc bệnh.
Một số người khi mắc bệnh đau mắt đỏ thường có thói quen sử dụng thêm kháng sinh để mau khỏi, nhưng đôi khi sẽ gây nên tình trạng dị ứng kháng sinh, tiêu chảy, lúc này bệnh sẽ trầm trọng hơn.
Ngoài việc kiêng cữ thì người mắc bệnh đau mắt đỏ cũng nên quan tâm tới chế độ ăn uống, bổ sung nhiều vitamin A, B12, C… giúp tăng sức đề kháng. Một số loại thực phẩm nên ăn nhiều như: rau bina, cà rốt, cam, chanh…sẽ giúp tăng sức đề kháng, giúp mắt nhanh khỏe. 




Không nên nhìn màn hình máy tính quá lâu, tránh những nơi có khói bụi, nên đeo kính râm khi ra đường.
Việc giữ gìn vệ sinh cho mắt, giúp mắt luôn sáng, luôn đẹp mà còn phòng tránh được nhiều bệnh lý về mắt nên tất cả mọi người cần chú ý.


Triệu chứng khô mắt có ảnh hưởng gì?

Khô mắt là gì?

Khô mắt tập hợp các bệnh liên quan đến nước mắt và bề mặt nhãn cầu, là tình trạng tổn thương của lớp phim nước mắt bởi sự giảm tiết nước mắt do sự giảm tiết nước mắt hoặc tăng sự bốc hơi, gây viêm nhiễm bề mặt nhãn cầu, gây nên các triệu chứng khó chịu trong mắt.

Bệnh khô mắt rất dễ gặp, và thường bạn không biết mình bị bệnh khô mắt. Khi mắt bị đỏ, hoặc bị cộm, hay tự chảy nước mắt một cách bất ngờ, mắt bị mờ hoặc nhòe.Với các triệu chứng này ta thường lầm tưởng với các bệnh lý khác về mắt. 



Dấu hiệu bệnh khô mắt là gì?


Cảm giác khó chịu như có dị vật trong mắt, ngứa mắt.

Thường xuyên thấy có các triệu chứng như cộm, cay, rát, nóng, ngứa, đỏ, nhức...

Mắt khi mờ khi tỏ, càng chớp càng rát.

Nhạy cảm và sợ ánh sáng.

Có hiện tượng chảy nước mắt.

Tăng tiết nhầy, có nhiều ghèn mắt ở 2 góc trái mắt.

Mắt dễ mỏi, khó nhắm mở, nhất là vào buổi sáng khi ngủ dậy và có cảm giác buồn ngủ.



Cách chữa trị hiệu quả bệnh khô mắt

Có thể sử dụng hỗ trợ của thuốc nhỏ mắt, giúp mắt cải thiện được tình trạng khô.

Uống nhiều nước giúp mắt đỡ khô và tốt cho cơ thể.

Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya để mắt được nghỉ ngơi.

Tránh nhìn màn hình điện thoại, và màn hình máy tính quá lâu.

Hạn chế mang kính áp tròng.

Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên massage mắt giúp mắt thư giản.

 

Đau đầu nhức mắt là bệnh gì?

Đau đầu nhức mắt có thể nói là một triệu chứng thường gặp, nó được xem là biểu hiện của một căn bệnh.

Đau đầu nhức mắt là 2 biểu hiện có vẻ tương đồng, bạn cần tìm hiểu kỷ nguyên nhân gây ra để xác định đúng bệnh và điều trị đúng cách. 

Nguyên nhân đau đầu nhức mắt:

Nói về biểu hiện đau đầu được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Các bác sỹ đã thống kê hơn 10 nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu, trong đó đau đầu chủ yếu liên quan tới các bệnh thần kinh trung ương. Các căn bệnh thường gặp là: rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não, đau đầu vận mạch, đau đầu do căng cơ… thậm chí nếu cơ thể bị mắc căn bệnh nào đó như nhiễm trùng, nhiễm virus cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu.



Hiện tượng nhức mỏi vùng mắt, nhìn mờ. Đây có thể là triệu chứng do việc nhìn quá lâu trong lúc làm việc hoặc có thê phát sinh từ nguyên nhân bệnh tật, hoặc có thể do bị đau đầu gây nên.

Các bệnh liên quan tới mắt thường thấy bao gồm như: bệnh Glôcôm hay còn gọi là thiên đầu thống, hiện tượng đau nửa đầu, mỏi mắt, thậm chí là bệnh tăng huyết áp,….

Giải pháp điều trị đau đầu nhức mắt:

Nếu nhức mắt có nguyên nhân là các vấn đề về mắt như: cận, viễn, loạn thì nên tiến hành kiểm tra để tiến hành phương pháp trị liệu hợp lý như sử dụng kính mắt hỗ trợ hay uống thuốc điều trị.

Đối với các hội chứng đau nhức đầu kèm theo hiện tượng đau mắt thì trước hết người bệnh phải xác định rõ nguyên nhân sau đó sử dụng các thuốc điều trị thích hợp. Thông thường khi kiểm soát được tình trạng đau đầu thì cũng sẽ giúp làm giảm hiện tượng nhức mắt. 




Ăn gì để bổ cho đôi mắt của bạn?

Người ta thường nói nhìn qua đôi mắt bạn có thể đoán được tâm hồn người đối diện. Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, để có đôi mắt đẹp và sáng thì chế độ dinh dưỡng cho mắt vô cùng cần thiết, trong đó có một số loại thực phẩm nếu thiếu dễ gây bệnh về mắt như giảm thị lực, khô mắt, viêm giác mạc… Vì vậy, trong bữa ăn hàng ngày cần bổ sung một số loại vitamin.



Thực phẩm giàu omega 3:

 Theo các chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, omega 3 không những là một chất béo có lợi cho sức khỏe tim mạch mà còn là "vũ khí" giúp dân văn phòng chống khô mắt. Nhóm thực phẩm giàu omega 3 gồm có cá, mỡ cá, các loại hạt, tinh dầu thực vật như tinh dầu quả óc chó, tinh dầu oliu, tinh dầu hạt lanh…



Các loại hạt:
Tương tự như thịt cá, các loại đậu xanh, đậu đen, hạt bí, gạo lứt là những nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho mắt trong bữa ăn hàng ngày.
Đậu đen chứa nhiều kẽm, khoáng chất cần thiết cho võng mạc cũng như duy trì các mạch máu ở nhãn cầu. Kẽm ngăn ngừa tình trạng mất thị lực cũng như đục thủy tinh thể.
Đậu xanh lại chứa lượng cao folate và magie chống ôxy hoá và giúp sáng mắt.

Thực phẩm giàu vitamin B: 
Thiếu vitamin B1 trong một thời gian dài sẽ dẫn tới hiện tượng xuất huyết võng mạc giảm thị lực. Thiếu vitamin B2, khả năng hấp thu ánh sáng của mắt sẽ giảm và hay xuất hiện hiện tượng ngứa, viêm bờ mi, viêm giác mạc…
Để bổ sung vitamin B1, B2 có thể bổ sung các loại thực phẩm như: thịt nạc, gà, bò, các loại đậu, rau màu đậm như: Rau cần, rau muống, rau cải,… các loại, thịt, trứng, sữa, tim, thận, gan, lách... đều có vitamin B2 (tỷ lệ mất vitamin B2 khi chế biến thức ăn khoảng 15 - 20%). Hàm lượng vitamin B2 trong động vật cao hơn thực vật.

Thực phẩm màu cam, đỏ
Thực phẩm tốt cho mắt là các loại rau quả màu đỏ, cam có chứa nhiều beta - carotene - một loại chất chống ôxy hóa giúp cho mắt phòng tránh nguy cơ mắc một số bệnh về mắt. Tiền chất này sẽ được men trong thành ruột và gan chuyển hóa thành vitamin A.
Trong thành phần của những loại thực phẩm này cũng dồi dào vitamin C, có khả năng chống lại tình trạng mờ mắt, mỏi mắt. Vì vậy, nếu thường xuyên ăn các thực phẩm có màu đậm như: cam, gấc, đu đủ chín, bí đỏ, cà chua… sẽ tốt cho mắt, giảm nguy cơ lây bệnh.

Món ăn giúp sáng mắt

Để giúp bạn có đôi mắt sáng khỏe, cần phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho mắt. Thông qua các món ăn giúp sáng mắt, bổ cho mắt. Ngày nay nhiều người thường lạm dụng thuốc để giúp điều trị bệnh về mắt, mà không có chế độ ăn uống dinh dưỡng và bảo vệ mắt. Thì việc uống nhiều thuốc có thể gây tác dụng phụ, ảnh hưởng sức khỏe. Vì thế các bác sĩ thường xuyên bạn nên kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi chăm sóc mắt đúng cách để hỗ trợ giúp mắt khỏe hơn, không nên quá dựa dẫm vào thuốc. Bởi thuốc cũng chỉ là hỗ trợ điều trị cũng không thể điều trị hoàn toàn triệt để bệnh.



Dưới đây là một số món ăn giúp sáng mắt, bổ mắt rất dễ làm mà bạn cần biết:

Canh trứng gà - câu kỷ tử
Nấu 30 g câu kỷ tử và 10 quả hồng táo (hoặc táo đen) với lượng nước vừa đủ, sôi khoảng một giờ, cho 2 trứng gà vào khuấy đều, nấu thêm đến khi trứng chín. Nêm gia vị cho vừa ăn, dùng ăn trong bữa cơm.
Cháo cà rốt, hoa cúc
Cà rốt 60 g, hoa cúc 20 g, gạo tẻ 30 g, hành, muối, dầu ăn. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng mỏng. Hoa cúc rửa sạch, cho vào nồi cùng lượng nước khoảng 500 ml, đun sôi 20 phút, rồi cho cà rốt, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Cho hành, muối, dầu ăn để tăng hương vị trước khi dùng.
Gan heo nấu táo đỏ
Gan heo 60 g rửa sạch, xắt miếng, ướp gia vị. Táo đỏ 10 trái, hoài sơn (củ khoai mài) 20 g rửa sạch, để ráo. Tất cả cho vào bát sành, đem chưng cách thủy 3 giờ. Nêm gia vị vừa ăn. Dùng ăn lúc đói bụng hoặc trong bữa cơm.
Cháo đậu đen, câu kỷ tử
Đậu đen 50 g vo sạch, câu kỷ tử 30 g rửa sạch. Hai thứ ngâm nước nóng một giờ cho mềm. Nấu với gạo tẻ 100 g thành cháo nhừ. Chia 2 lần, ăn với đường vàng hoặc mật ong vào lúc đói bụng.

Kim châm (hoa hiên khô) hầm gan heo
Kim châm 100 g, gan heo 300-400 g. Hai thứ rửa sạch, cho vào nồi đất (hoặc nồi inox), thêm ít gừng, muối, nấu với 750 ml nước, đến khi gan chín mềm là được. Chia 2 lần ăn vào lúc đói bụng.
Sữa đậu đen, hồ đào nhục (quả óc chó)
Đậu đen 500 g sao chín thơm, tán thành bột mịn. Hồ đào nhục 500 g sao thơm cho bóc lớp vỏ lụa bên ngoài, để nguội rồi nghiền thành dạng bột nhão. Lấy mỗi thứ 10 g, hòa vào trong một ly sữa nóng, thêm vào một muỗng cà phê mật ong. Dùng uống vào buổi sáng sớm hoặc sau bữa ăn sáng.
Món này có tác dụng tăng cường hoạt động của mắt, bảo vệ mắt, tăng cường chức năng điều tiết, cải thiện chứng mắt bị mệt mỏi do làm việc nhiều, chữa được chứng khô mắt.
Nước sữa chua, cà chua
Sữa chua một hộp, cà chua 2 trái, nước lọc, nước chanh vắt một muỗng canh. Cà chua rửa sạch, xắt hạt lựu, cho vào máy xay cùng các nguyên liệu khác, xay thành nước.
Món này giàu sinh tố A và sinh tố C, có tác dụng bồi dưỡng, chống nóng, bảo vệ mắt, tăng cường thị lực và dưỡng da rất tốt.

Nước ép đu đủ, cà rốt
Đu đủ chín, chuối, cà rốt mỗi thứ 100 g. Ba thứ xay trong nước dừa với cùi non nạo. Thêm ít mật o­ng cho đủ ngọt, dùng uống cách ngày.
Món này có tác dụng bổ dưỡng, an thần, làm sáng mắt. Rất tốt cho người suy nhược cơ thể, ăn uống không tiêu, thị lực giảm, mất ngủ, hay bị hồi hộp. 

Cách chữa bệnh mỏi mắt

Khi mắt phải hoạt động liên tục và làm việc với môi trường máy tính, khiến mắt rất dễ mỏi và khô. Đặc biệt là đối với những người thường xuyên thức khuya, hoặc nhìn tập trung ở một điểm nào đó quá lâu. Cách chữa bệnh mỏi mắt, khô mắt như thế nào hiệu quả?


Để chữa trị bệnh cần xác định biểu hiện của bệnh là gì?

+ Khô mắt:  Khi bạn có những biểu hiện sau:
-  Cảm giác bất ổn, kích thích như có vật lạ trong mắt
-  Cảm giác bị nhức hay nóng mắt
-  Nhìn mọi vật xung quanh cảm thấy mờ nhất thời
-  Cảm giác mỗi khi chớp mắt thì mi mắt và nhãn cầu dính vào nhau
-  Đỏ mắt, chảy nước mắt, tăng tiết nhầy
-  Nhạy cảm với ánh sáng, cảm thấy sợ khi tiếp xúc với ánh sáng

+ Mỏi mắt: Khi bạn có những biểu hiện sau:
-  Chảy nước mắt  hoặc nóng mắt
-  Cảm giác mắt căng ra, nhìn mờ hoặc nhìn ra 2 3 hình
-  Đau đầu, mỏi cổ, khó tập trung
-  Mắt khó chịu và cảm giác này càng tăng lên mỗi khi đọc sách báo, xem TV…



Nguyên nhân gây khô mắt và mỏi mắt là:

+  Khô mắt: 

-    Mắt quá tập trung vào màn hình tivi, máy tính, sách báo… mà quên việc chớp mắt khiến nước mắt không được tiết ra và bao phủ lên toàn bộ mắt
-    Môi trường sinh hoạt có máy điều hòa không khí nên độ ẩm rất thấp, nước mắt dễ bay hơi dẫn đến chứng khô mắt.
-    Ăn uống thiếu chất, nhất là vitamin A
-    Do mới có phẫu thuật ở mắt nên ít chớp mắt
-    Môi trường nhiều nắng và nhất là gió bụi trong mùa hè

+   Mỏi mắt: 

-    Mắt điều tiết quá độ, căng ra hết mức khi sử dụng máy tính, tivi…
-    Đọc sách, học bài trong điều kiện ánh sáng không đủ
-    Dễ xảy ra cho các teen bị cận, loạn hoặc viễn thị nhưng học hành, giải trí mà không mang kính phù hợp
-    Do yếu tố tâm lý: cơ thể đang mệt mỏi nhưng vẫn cố gắng làm việc, học tập.



Cách chữa bệnh khô mắt, mỏi mắt hiệu quả

Để phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh mỏi mắt, và khô mắt thì bạn cần:

-    Đeo kiếng mát  khi đi đường cả khi trời không nắng, vì gió bụi môi trường sẽ làm khô mắt
-    Không để không khí thổi vào mắt (quạt gió, máy lạnh…)
-    Tránh các động tác gây kích thích mắt, cọ xát mắt như dụi mắt
-    Khoảng cách thích hợp để đọc sách báo, truyện là từ 30- 50 cm
-    Thường xuyên uống trà xanh, uống sữa, ăn các thức ăn có nhiều vitamin A như cà rốt, rau cải xanh, thịt bò, gan cá…
-    Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ, thoáng mát, nếu có điều kiện nên trồng nhiều cây xanh để không khí không bị khô
-    Nếu bắt buộc phải ngồi làm việc hoặc học hành quá lâu, nên tranh thủ nghỉ ngơi 1 tiếng 1 lần (khoảng 5 phút) để mắt được thoải mái, thư giãn.

Mắt bị khô phải làm sao?


Thế nào là khô mắt?

Khô mắt là tình trạng lớp phim nước mắt bị tổn thương, do lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc do tốc độ bốc hơi nhanh, gây thương tổn bề mặt nhãn cầu và gây cảm giác khó chịu trong mắt. Phim nước mắt vừa có vai trò làm ẩm bề mặt giác mạc, kết mạc và bôi trơn mi mắt, đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho biểu mô, giúp bề mặt giác mạc luôn trơn láng... Do đó có tác dụng làm mắt trong suốt đồng thời đẩy những chất lạ bám vào mắt trôi đi.

Triệu chứng mắt bị khô:

- Có cảm giác khó chịu, khô, ngứa, rát bỏng.
- Có cảm giác có dị vật trong mắt
- Mắt mờ, nhạy cảm với ánh sáng
- Mắt bị đỏ, mắt bị mỏi, tăng tiết nhầy, chảy nước mắt,...

Khi phát hiện mắt có các triệu chứng trên cần nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh.



Cách điều trị khô mắt nhanh và đơn giản tại nhà

Vệ sinh mi mắt bằng cách chườm nóng là một biện pháp hiệu quả Với cách làm rất đơn giản dùng bông gòn sạch nhúng vào nước nóng vắt ráo nước đắp lên mi khoảng 5 đến 10 phút, thực hiện ngày 2 - 3 lần.  Đặc biệt nó giúp điều trị mắt bị nóng rát cần kết hợp massage mi mắt, làm ấm bàn tay sao đó xoa nhẹ lên mắt ngày khoảng 3 lần giúp mắt được thư giản.

Có thể sử dụng phương pháp đeo kính giữ ẩm mắt, để giảm tình trạng khô mắt.

Cách trị khô mắt hữu hiệu và nhanh chóng đó là thường xuyên chớp mắt, và nên để cho mắt nghỉ ngơi không nên nhìn màn hình máy tính liên tục 3h đồng hồ. Nên để mắt thư giản bằng việc nhắm mắt cho mắt nghỉ ngơi khoảng từ 2 - 3 phút.



Nhỏ nước mắt nhân tạo giúp giảm tình trạng khô mắt, với nước mắt nhân tạo an toàn và đảm bảo không gây hại cho mắt là lựa chọn tốt cho bạn.

Về dinh dưỡng giúp bảo vệ mắt, bạn nên uống nhiều nước hạn chế chất béo, ăn nhiều rau xanh và hoa quả. 

Hạn chế thói quen hút thuốc lá, thức khuya và nhìn màn hình máy tính hoặc điện thoại quá nhiều vì nó sẽ gây hại cho mắt và làm tình trạng khô mất ngày càng nặng.




Bị hoa mắt phải làm sao?

Bị hoa mắt, chóng mặt là biểu hiện thường gặp nó có thể xảy ra ở những người trẻ tuổi, hay người già. Nó được xem là dấu hiệu báo cho bạn biết bạn có khả năng mắc bệnh nếu hiện tượng hoa mắt, chóng mặt diễn ra thường xuyên.

Dấu hiệu cho thấy bạn dễ bị hoa mắt:

Nếu trời nóng nực, làm việc hay luyện tập quá sức hoặc quên không ăn uống do bận rộn cũng có thể bị hoa mắt chóng mặt. 

Hoa mắt, chóng mặt có thể không phải là triệu chứng ban đầu của một cơn đột quỵ, nhưng đi kèm theo những thay đổi ở một bên cơ thể, thị lực giảm, đau đầu dữ dội hoặc khó phát ngôn thì không thể xem thường, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay. 



Nếu hàm lượng sắt thấp có thể gây thiếu máu, xuất hiện các chứng bệnh liên quan tới thiếu máu, gây suy giảm năng lượng, gây trạng mệt mỏi triền miên. 
Khi bị hạ đường huyết, có nghĩa đường huyết tụt cũng có thể gây hoa mắt chóng mặt.  Ngoài gây chóng mặt, bệnh nhân tiểu đường cũng có thể bị hoa mắt do có quá nhiều hoặc quá ít insulin. 
Ở nhóm không mắc bệnh tiểu đường, nếu làm việc quá sức hoặc luyện tập quá nhiều, không ăn uống phù hợp cũng gây hạ đường huyết và chóng mặt. 

Bệnh huyết áp thấp được xem là một trong những thủ phạm nặng ký gây bệnh hoa mắt, chóng mặt. Mức huyết áp dưới 100/60 được xem là thấp... 
BPPV (Benign Paroxysmal Positional Vertigo), là bệnh chóng mặt tư thế lành tính kịch phát, do tích tụ các mảng tiểu cầu bên tai trong. Các mảnh vụn này được gọi là đá tai (ear rock). Đây là các tinh thể nhỏ dạng calcium carbonate có thể gây tổn thương, nhiễm trùng. 

Người đóng góp cho blog