Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-thuy-tinh-the. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn benh-thuy-tinh-the. Hiển thị tất cả bài đăng

Đục Thủy Tinh Thể Bẩm Sinh Ở Trẻ Em

Đục thủy tinh thể là bệnh về mắt mà nhiều người thường nghĩ bệnh chỉ xuất hiện ở người tuổi già. Đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai, vì nhiều trẻ sơ sinh bị đục thủy tinh thể do di truyền. Cần phát hiện và điều trị sớm căn bệnh đục thủy tinh thể này vì nó sẽ giúp cho thị lực của trẻ không bị suy kém nhiều hơn sau này.

1. Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể bẩm sinh

Khi mới sinh ra, một số trẻ sơ sinh mắc bệnh “đục thủy tinh thể bẩm sinh” do sự di truyền từ cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình, nhiễm khuẩn, rối loạn chuyển hóa,... Trong trường hợp đục thủy tinh thể xuất hiện trong 6 tháng đầu từ khi mới sinh sẽ sẽ được coi là đục thủy tinh thể trẻ em. Có hai trường hợp của bệnh thủy tinh thể bẩm sinh là:
- Trẻ em có thể bị đục thủy tinh thể ở một mắt (đục thủy tinh thể đơn phương)
- Trẻ em bị đục cả hai mắt (đục thủy tinh thể song phương).
Hầu hết, trẻ em bị đục thủy tinh thể ở một mắt, mắt còn lại sẽ có tầm nhìn tốt hơn so với những đứa trẻ không bị bệnh.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh nếu không điều trị sẽ dẫn tới mù lòa
Đục thủy tinh thể bẩm sinh nếu không điều trị sẽ dẫn tới mù lòa khiến lòng trắng mắt bị đục


Xem thêm:
Cận thị ở trẻ em có nguy cơ gia tăng mạnh : Link bên dưới

2. Dấu hiệu của bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ

Nhiều em nhỏ vừa mới sinh ra đã mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh. Nếu phát hiện, điều trị muộn, khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể thì thị lực cũng rất kém. Bởi vì khi trẻ sinh ra, trẻ chưa biết nhìn ngay được, mà thị lực của trẻ sẽ được hình thành dần cùng quá trình lớn lên con ngươi mắt bị trắng đục dần. tế bào thị giác không được hoạt động nên sẽ bị teo nhỏ, khiến thị lực của trẻ bị suy giảm.

Để phát hiện sớm chứng bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, cha mẹ có thể căn cứ vào các dấu hiệu như mắt không có ánh hồng khi chiếu đèn vào và soi thấy có ánh trắng trong mắt.

- Khi thấy đồng tử của một hoặc hai mắt trẻ xuất hiện đốm mây trắng

- Nhạy cảm thấy sợ hãi với ánh nắng sáng

- Trong gia đình có tiền sử có người bị rối loạn di truyền, có thể gây đục thủy tinh thể ở trẻ em .

2. Kiểm tra mắt trẻ bị đục thủy tinh thể như thế nào?

- Có thể kiểm tra mắt của trẻ bằng cách chiếu đèn vào mắt và quan sát đồng tử
- Nếu thấy trong đồng tử của mắt có ánh sáng thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt
- Theo dõi phản xạ nhìn của trẻ, nếu đến 2-3 tháng tuổi nhưng trẻ vẫn chưa biết quan sát theo tay mẹ khi di chuyển đồ vật cần khi khám bác sĩ chuyên khoa mắt .
- Trẻ có dấu hiệu nhìn kém, phải nheo mắt khi nhìn xa.

3. Bị đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ nhỏ có chữa được không?

Phát hiện sớm và điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ nhỏ đúng phương pháp thì sau phẫu thuật, thị lực của trẻ vẫn tốt.

4. Cách điều trị bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh

Điều trị sớm bệnh đục thủy tinh thể của con bạn có thể giúp cứu thị lực của con bạn tránh bị mù lòa vĩnh viễn
- Điều trị duy nhất cho đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ hay người lớn là cần phẫu thuật để thay thủy tinh thể


  Cần sớm điều trị đục thủy tinh thể cho con bạn để có tầm nhìn tốt hơn khi trưởng thành
Cần sớm điều trị đục thủy tinh thể cho con bạn để có tầm nhìn tốt hơn khi trưởng thành

- Nếu bệnh đục thủy tinh thể của con bạn nhẹ và không ảnh hưởng nhiều đến thị lực, thì có thể nó không cần phải phẫu thuật. Nếu nó nặng ảnh hưởng đến thị lực khiến tầm nhìn mờ, nó nên được loại bỏ càng sớm càng tốt nếu không thì tầm nhìn có thể bị ảnh hưởng trong dài hạn và có nguy cơ mù lòa vĩnh viễn !
Đọc tiếp :
Mới mổ mắt nên kiêng các nhóm thực phẩm này !

5. Chi phí phẫu thuật đục thủy tinh thể

Chi phí cho một ca phẫu thuật thủy tinh thể cho một mắt bao gồm thuốc, thủy tinh thể nhân tạo có giá từ 4.000.000 đồng đến 42.000.000 đồng chưa bao gồm các xét nghiệm trước mổ. (Theo Bệnh viện Mắt TP. HCM).

6. Nên mổ đục thủy tinh thể ở đâu ?

Lựa chọn những bệnh viện có kỹ thuật tiên tiến và trang thiết bị hiện đại, uy tín và chuyên khoa như tại Bệnh viện Mắt TP.Hồ Chí Minh, 90% trường hợp sau phẫu thuật lấy thủy tinh thể cho thị lực tốt. Ngoài ra có thể tham khảo hai bệnh viện dưới đây:
- Bệnh viện Mắt Quốc tế DND
- Bệnh viện Mắt Trung ương Hà Nội
Có thể bạn muốn biết : Phụ nữ mang thai dùng thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ được không ?

7. Quy trình phẫu thuật thay thủy tinh thể cho trẻ nhỏ

Bác sĩ sẽ cho con bạn gây mê toàn thân, vì vậy bé sẽ không tỉnh táo hoặc cảm thấy đau đớn trong quá trình phẫu thuật. Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ đặc biệt để phá vỡ thủy tinh thể, sau đó hút nó ra qua một vết rạch rất nhỏ.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể là cách duy nhất để cải thiện thị lực tầm nhìn cho con bạn trong tương lai
Phẫu thuật thay thủy tinh thể là cách duy nhất để cải thiện thị lực tầm nhìn cho con bạn trong tương lai

Tùy theo hiện trạng nặng nhẹ của thủy tinh thể mắt của bé, bác sĩ của bạn có một số lựa chọn:
- Thay thủy tinh thể nhân tạo (vẫn đang được nghiên cứu để sử dụng ở trẻ nhỏ)
- Dùng kính áp tròng
- Kính mắt (hầu hết trẻ em cần chúng ngay cả sau khi phẫu thuật thành công)
Thường trẻ sẽ bị đục thủy tinh thể ở một mắt, nhưng nếu con của bạn bị đục thủy tinh thể ở cả hai mắt hoặc một mắt nặng, một mắt nhẹ thì mắt bé có thể phát triển một tình trạng gọi là chứng suy giảm thị lực. Nó xảy ra khi một mắt mạnh hơn mắt kia và có thể được bác sĩ điều trị.

5. Biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật thay đục thủy tinh thể?

- Nhiều khả năng, bạn và con bạn có thể về nhà sau 4 - 5 giờ phẫu thuật đục thủy tinh thể .

- Trẻ nhỏ rất nhanh chóng thường trở lại bình thường sau khi phẫu thuật trong khoảng một ngày. Trẻ lớn hơn có thể hơi khó chịu trong một vài ngày, chủ yếu là do mắt của chúng có thể ngứa hoặc trầy xước và chúng dùng tay dụi mắt
- Bác sĩ của bạn sẽ kê toa cho bạn về nhà dùng thuốc nhỏ mắt và hướng dẫn về cách nhỏ thuốc nhỏ mắt cho con bạn.
- Thời gian con bạn phải đeo miếng dán cho mắt mới phẫu thuật phụ thuộc vào rất nhiều thứ khác nhau mà bác sĩ của bạn sẽ yêu cầu với bạn.

Việc khám mắt cho trẻ sơ sinh là vô cùng quan trọng. Vì trẻ em có nhiều nguy cơ mắc các bệnh về mắt bẩm sinh như đục thủy tinh thể bẩm sinh, bệnh võng mạc ở trẻ sinh non, tắc tuyến lệ...
Sau phẫu thuật bạn phải đưa con đi tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để chắc chắn rằng con đang chữa bệnh đúng cách và có thể nhìn thấy mọi vật rõ ràng - không chỉ bây giờ, mà còn vào tuổi trưởng thành sau này. 
Đọc tiếp : Mẹo chữa khô mắt dân gian
Nguồn : Tài liệu tổng hợp

Các Bệnh Về Mắt Thường Gặp Nhất Hiện Nay

Đôi mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của con người. Vì thế việc chú ý những thay đổi bất thường về mắt để sớm phát hiện ra những căn bệnh mắt nguy hiểm này để tránh hậu quả gây mù lòa, biến chứng nhiều bệnh nguy hiểm khác.

1. Tầm nhìn mắt mờ đột ngột

Mất thị lực đột ngột hay mắt đột nhiên mờ hẳn làm bạn không thấy rõ những vật trước mắt có thể là dấu hiệu của việc thiếu máu lên não do tắc ngẽn động mạch. Bạn cần tới thăm khám bác sĩ ngay lập tức để làm các xét nghiệm liên quan để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Ngay cả khi tầm nhìn của bạn trở nên sáng rõ hơn bình thường, thì nó vẫn có thể là một cảnh báo bệnh đột quỵ hoặc khởi đầu của chứng đau nửa đầu, đau đầu do bệnh lý mạch máu não gây ra.

  Tầm nhìn bị mờ đột ngột có thể là mắc bệnh về bệnh lý mạch máu não
Tầm nhìn bị mờ đột ngột có thể là mắc bệnh về bệnh lý mạch máu não

2. Mắt lồi

Bệnh Graves (hay còn gọi là bệnh Basedow, bệnh Parry,bệnh bướu giáp độc lan tỏa hoặc bệnh cường giáp tự miễn) là một rối loạn miễn dịch dẫn đến tuyến giáp hoạt động quá tích cực làm giải phóng quá nhiều hocmon, điều này có thể dẫn đến mắt của bạn đột nhiên bị lồi. Triệu chứng đi kèm có thể gây tiêu chảy, giảm cân và run tay chân, rụng tóc, mồ hôi ra nhiều, ngứa, sợ nóng, giảm cân mặc dù tăng sự thèm ăn, tiêu chảy, đại tiện thường xuyên, đánh trống ngực, yếu cơ, da ấm và ẩm.

Mắt lồi do bệnh Graves là sự hoạt động quá mức của tuyến giáp
Mắt lồi do bệnh Graves là sự hoạt động quá mức của tuyến giáp 
Các triệu chứng của bệnh hầu hết là kết quả của sự ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của cường giáp, với trường hợp ngoại lệ bệnh mắt do Graves, bướu cổ, và phù niêm trước xương chày.

Xem thêm :


Điều Trị Mắt Lồi:

3 phương pháp chính để điều trị hiện nay, bao gồm điều trị nội khoa, điều trị bằng phóng xạ và điều trị ngoại khoa. Tất cả các phương pháp trên đều được bác sĩ tư vấn và chỉ định, nhất là phương pháp dùng thuốc, người bệnh không tự ý mua thuốc để dùng.

3. Mờ mắt, mắt như có màng mây che

Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, gây ra quá nhiều đường trong máu của bạn. Lúc này có thể bạn mắc bệnh thoái hóa võng mạc do tiểu đường (khi các mạch máu nhỏ trong mắt bạn bị rò rỉ máu và các chất protein khác).
Bạn có thể bị mờ mắt và thấy khó nhìn thấy vào ban đêm.

Điều Trị Mờ mắt, mắt như có màng mây che:

Các bác sĩ có thể sử dụng tia laser trong phẫu thuật.

4. Đục rìa giác mạc của bạn

Đục rìa giác mạc( hay arcus senilis) xuất hiện dưới dạng một vòng tròn hay vòng cung màu trắng, xám hoặc xanh quanh giác mạc mắt. Vòng tròn hoặc vòng cung sẽ có đường viền ngoài sắc nét nhưng đường viền bên trong mờ. Dấu hiệu này không thực rõ ràng nên nhiều người không để ý.

  Đục rìa giác mạc sẽ xuất hiện vòng cung xám, xanh quanh giác mạc mắt
Đục rìa giác mạc sẽ xuất hiện vòng cung xám, xanh quanh giác mạc mắt


Nếu bạn lớn tuổi, nó có lẽ không cần phải lo lắng vì hầu hết đây là biến chứng bình thường do lão hóa mắt. Nhưng nếu bạn dưới 40 tuổi, còn trẻ nó có thể là dấu hiệu của cholesterol cao - nguy cơ mắc bệnh tim mạch nguy hiểm.

6. Triệu chứng vàng mắt

Tròng trắng của mắt biến thành màu vàng có nghĩa là bạn đang có vấn đề về bệnh lý gan và gây ra do mức độ cao của bilirubin.  Chế độ ăn uống kém, độc hại, sử dụng thuốc lá và lạm dụng rượu bia có thể làm tổn thương gan của bạn. Cần thay đổi lối sống lành mạnh để tránh nguy cơ dẫn tới xơ gan, ung thư gan.

  Mắt vàng là một triệu chứng rõ chứng tỏ bạn đang mắc bệnh lý về gan do thừa bilirubin
Mắt vàng là một triệu chứng rõ chứng tỏ bạn đang mắc bệnh lý về gan do thừa bilirubin
Đọc tiếp : Mẹo chữa bệnh đau mắt đỏ bằng các bài thuốc dân gian

7. Quáng gà mắt mờ vào đêm

Bệnh quáng gà là tình trạng bệnh lý ở mắt có thể nhìn kém, không nhìn thấy rõ vào buổi tối hay những nơi thiếu ánh sáng. Khi đó bạn có thể bị mắc tật khúc xạ ( cận thị, viễn thị, loạn thị,...) hoặc bạn có thể bị đục thủy tinh thể. Nó được điều trị bằng kết hợp sử dụng thuốc viên bổ sáng cho thị lực tốt và thực phẩm bổ sung hoặc chế độ ăn uống với các loại thực phẩm giàu vitamin A, như khoai lang, gan bò, rau bina, cà rốt và bí ngô.

Nhức mỏi mắt và đau đầu là bệnh gì, có nguy hiểm không?

Triệu chứng đau đầu nhức mắt đã trở nên phổ biến với nhiều người, nếu triệu chứng này kéo dài có thể phát triển thành bệnh, thậm chí có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Dù là hai triệu chứng nhức mỏi mắt và đau đầu khác nhau nhưng chúng có mối liên hệ và tương quan mà chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra kĩ càng để điều trị đúng cách.

Đau đầu:

Là hiện tượng đau nhức ở phần đầu, gây ra bởi nhiều nguyên nhân. rối loạn tiền đình, thiếu máu lên não, đau đầu vận mạch, đau đầu do căng cơ…thậm chí nếu cơ thể bị mắc căn bệnh nào đó như nhiễm trùng, nhiễm virus cũng có thể gây ra hiện tượng đau đầu nhức mắt.

Nhức mỏi mắt đau đầu là triệu chứng rất nguy hiểm, cần tìm nguyên nhân để điều trị kịp thời

Nhức mỏi mắt đau đầu là triệu chứng rất nguy hiểm, cần tìm nguyên nhân để điều trị kịp thời

Nhức mỏi mắt:

Đây là hiện tượng nhức mỏi vùng mắt, mắt nhìn bị nhòe. Đây có thể là triệu chứng do việc nhìn quá lâu trong lúc làm việc hoặc có thê phát sinh từ nguyên nhân bệnh tật, hoặc có thể do bị đau đầu gây nên.
Rối loạn điều tiết của hệ thần kinh gây đau đầu nhức mắt

Rối loạn điều tiết của hệ thần kinh gây đau đầu nhức mắt 

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nhức mỏi mắt và đau đầu

Y học hiện nay đã tìm ra được hơn 10 nguyên nhân gây đau đầu trong đó có một vài triệu chứng bởi nguyên nhân từ mắt. Rối loạn điều tiết là sự rối loạn các thành phần tham gia hoạt động điều tiết như hệ thần kinh và thủy tinh thể, làm đau nhức mắt và đau đầu. Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân chủ yếu hay gặp nhất là tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) cũng làm mắt phải điều tiết thường xuyên dẫn đến chóng mỏi, đau đầu. Ngoài ra, đau đầu buồn nôn cũng có thể gặp ở một số bệnh nội khoa như viêm xoang, thiếu máu não, tăng huyết áp, rối loạn tiền đình, u não. Điển hình như:
  • Bệnh nhân bị nhiễm vi-rút cấp như ở bệnh cảm cúm, á cúm, sốt siêu vi, sốt xuất huyết cũng đến khám chuyên khoa mắt khá nhiều do cảm giác đau sâu trong mắt, có người kể như nhồi nén vào hốc mắt.

Bị cảm cúm, sốt siêu vi cũng dẫn tới triệu chứng nhức mỏi mắt và đau đầu

Bị cảm cúm, sốt siêu vi cũng dẫn tới triệu chứng nhức mỏi mắt và đau đầu

  • Thiếu ngủ : mắt cần sự nghỉ ngơi để có thể phục hồi sau một ngày dài làm việc mệt mỏi. Nếu thiếu ngủ vào tối hôm trước, rất có thể hôm nay bạn sẽ có những biểu hiện như sung mắt, sụp mí, mắt lờ đờ mệt mỏi, đỏ mắt,…và điều đó dẫn tới việc đau đầu nhức mắt là rất dễ hiểu.

Thiếu ngủ dẫn tới tình trạng nhức đầu, đau mắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau

Thiếu ngủ dẫn tới tình trạng nhức đầu, đau mắt, mệt mỏi vào ngày hôm sau
Giải pháp:

  • Sắp xếp việc hợp lý để có một thói quen ngủ đủ giấc, đúng giờ….
  • Tập thể dục 30 phút mỗi ngày, có rất nhiều bài tập thể dục tốt cho tuần hoàn mà bạn có thể tìm kiếm và áp dụng. 
  • Massage: Bạn hãy dùng ngón giữa ấn vào điểm cuối chân mày và di chuyển nhẹ theo vòng tròn khoảng một phút, sau đó đổi chiều xoay. Thực hiện động tác này mỗi ngày trước khi ngủ hoặc khi nằm thư giãn sẽ giúp bạn cảm thấy “nhẹ đầu”. 
  • Lựa chọn món ăn: Những món bổ máu như rau lá xanh, hải sản, thịt bò… kết hợp với trái cây tươi giàu vitamin sẽ giúp ích cho tuần hoàn máu trong cơ thể, giúp bạn không còn chóng mặt và có những giấc ngủ ngon.
Có thể bạn muốn biết : Ăn gì để sáng mắt? 

  •  Sử dụng trà thảo mộc (người hay mất ngủ)
  • Sử dụng các loại thuốc bổ mắt, điển hình như thuốc bổ mắt xuất xứ mỹ Wit, được nhiều người tin dùng.
  • Sử dụng trà hoa tam thất, trà tim sen, trà hoa dâm bụt, trà hoa cúc sẽ giúp bạn giảm stress, thanh nhiệt cơ thể, thư giãn và chữa trị được chứng đau đầu cho giấc ngủ sinh lý, tự nhiên.


  Trà thảo mộc giúp cơ thể khỏe khoắn, giảm stress, nhức đầu, mỏi mệt

Trà thảo mộc giúp cơ thể khỏe khoắn, giảm stress, nhức đầu, mỏi mệt

  •  Làm việc với máy tính, điện thoại quá nhiều: thiết bị điện tử có khả năng phát ra tia bức xạ (UV) gây hại cho mắt và da…sử dụng thiết bị này quá lâu dẫn tới mỏi mắt, vấn đè kéo dài sẽ gây ra đau đầu nhức mắt rất khó chịu.
  Ngồi trước máy tính nhiều dễ dẫn tới bệnh hội chứng thị giác màn hình gây đau đầu nhức mắt

Ngồi trước máy tính nhiều dễ dẫn tới bệnh hội chứng thị giác màn hình gây đau đầu nhức mắt

Bệnh đục bao sau ở mắt là gì?

Đục bao sau là một trong những tình trạng hay gặp nhất ở bệnh nhân đã từng phẫu thuật đục thủy tinh thể (hay còn gọi là cườm khô). Nhiều người cũng thường tưởng lầm do họ bị đục thủy tinh thể tái phát nhưng thực tế điều này chưa đúng. Vì thủy tinh thể tự nhiên của con người một khi đã được lấy đi thì sẽ không tự sản sinh trở lại.

Trong quá trình phẫu thuật, thủy tinh thể đục được tán nhuyễn và hút ra. Sau đó, người bệnh sẽ được đặt vào một kính nội nhãn thay thế. Tuy phần lõi đã được lấy đi nhưng lớp màng mỏng bao bọc bên ngoài thủy tinh thể (bao sau và một phần bao trước) vẫn được chừa lại để nâng đỡ kính nội nhãn. 





Khoảng 20% các trường hợp gặp tình trạng một số tế bào thuộc lớp bề mặt của thủy tinh thể tự nhiên còn vương lại trên lớp bao di chuyển và tăng sản, gây đục lớp bao này và cản trở lượng ánh sáng vào mắt. Đó là lý do sau một quãng thời gian nhìn sáng rõ sau mổ, mắt dần mờ trở lại.

Tuy nhiên, đối với đục bao sau, bác sẽ không cần phải mổ một lần nữa. Để giải quyết tình trạng này, bác chỉ cần được chiếu tia laser để xử lý phần bao bị đục ngay trung tâm, trả lại môi trường trong suốt cho trục quang học của mắt. Đây là phương pháp an toàn, hiệu quả, không đau và không cần phải thực hiện trong môi trường phòng mổ. Quy trình chiếu tia laser thường chỉ diễn ra trong khoảng vài phút. Bác có thể sinh hoạt lại bình thường sau khi laser xong và thị lực sẽ cải thiện ngay trong ngày.



Đục bao sau có thể được điều trị bằng laser YAG. Đây là một thủ thuật an toàn, hiệu quả và không đau, chỉ mất khoảng 15 phút.  Sau khi điều trị bằng laser, bệnh nhân có thể trở lại ngay với sinh hoạt và công việc bình thường. Bệnh nhân có thể thấy ruồi bay trong vài tuần lễ đầu sau khi thực hiện laser nhưng sau đó sẽ không còn. Vì laser bắn bỏ đi phần trung tâm bao sau thủy tinh thể nên bệnh nhân không bao giờ bị đục bao sau lại. Do đó, laser cũng chỉ thực hiện được một lần sau phẫu thuật đục thủy tinh thể.

Chăm sóc mắt là điều cần thiết vì thế bạn nên thăm khám mắt định kỳ ít nhất 1 lần/năm, để theo dõi tình trạng sức khỏe của mắt.

Biểu hiện của bệnh đau mắt?

Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mọi thời điểm trong năm. Tuy nhiên, bệnh đặc biệt dễ lây lan và khả năng tạo thành dịch cao vào mùa hè và mùa thu. Bệnh đau mắt đỏ thường có nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc có thể do phản ứng của dị ứng.

Một số biểu hiện của bệnh đau mắt có thể nhận biết là:
- Chảy nhiều nước mắt
- Mẩn đỏ, ngứa và sưng mắt
- Đau liên tục trong mắt (cảm giác cộm mắt)
- Khó chịu với ánh sáng
- Có chất dịch màu trắng rõ ràng (nếu là đau mắt do nhiễm vi-rút hoặc dị ứng)
- Có dử mắt màu vàng và màu xanh lục từ mắt (do nhiễm khuẩn)
- Bệnh nhân đau mắt đỏ có cảm giác cộm, xốn tại mắt giống như có cát, mắt khó chịu, đau nhẹ và mờ thoáng qua.





Các dấu hiệu bệnh đau mắt đỏ qua 3 giai đoạn:

1- Giai  đoạn báo trước:

Người bệnh có một số dấu hiệu như: toàn thân sốt nhẹ, sợ ánh sáng, đau họng và nổi hạch trước tai dẫn đến người bệnh bị đau mỗi khi nuốt nước bọt.

2. Giai đoạn phát bệnh:

Giai đoạn này diễn ra trong khoảng từ 5- 7 ngày. Người bệnh có biểu hiện đầu tiên đó là đỏ một hoặc hai mắt, tuy nhiên thường thì cho dù lúc đầu đỏ một mắt thì cũng sẽ dễ dàng lây sang mắt lành. Bệnh có thể không cân xứng, có 1 mắt bị nặng hơn. Ngoài ra, người bệnh còn có các dấu hiệu như: mắt ra gỉ nhiều, chảy nước mắt, cảm giác cộm rát, vướng mắt  như có sạn trong mắt, mi mắt sưng nhẹ hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Vì thế, nếu trẻ em bị đau mắt đỏ, các mẹ nên tránh để trẻ dụi mắt khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và dễ có biến chứng. Mặc dù có các dấu hiệu trên nhưng bệnh đau mắt đỏ lại không gây giảm thị lực.



3- Giai đoạn lui giảm và phục hồi:

Giai đoạn này thường là 3- 5 ngày. Các dấu hiệu đỏ mắt, sưng đau mắt, ra nhiều gỉ mắt, chảy nước mắt đều từ từ giảm dần và khôi phục lại trạng thái ban đầu.
Tuy là bệnh lành tính và diễn ra khá nhanh chóng, nhưng chúng ta cần nhận biết các dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ qua 3 giai đoạn trên để có thể được điều trị và khôi phục nhanh nhất, tránh các biến chứng về đường hô hấp hoặc giảm thị lực, mù lòa, … 

Bệnh đục thủy tinh thể ở người già tăng cao

Bệnh đục thủy tinh thể là căn bệnh về mắt nó thường gặp ở người già khoảng hơn 40% cho thấy người già mắc bệnh đục thủy tinh thể.

Mắt có thể nhìn được mọi vật nhờ ánh sáng từ ngoài đi vào mắt, xuyên qua các môi trường trong suốt của mắt, vào tới hoàng điểm còn gọi là điểm vàng ở võng mạc. 

Nguyên nhân thường gặp, chiếm khoảng 40% tổng số các trường hợp đục thể thủy tinh là đục nhân thể thủy tinh do tuổi già. Những người có bệnh toàn thân kèm theo như bệnh đái tháo đường, bệnh về thận, bệnh hệ thống hoặc những người hút thuốc lá thể thủy tinh bị đục sớm. 

Những người có bệnh tại mắt như sau khi bị chấn thương mắt, viêm hoặc loét giác mạc, viêm màng bồ đào, bệnh đục thể thủy tinh sẽ tiến triển nhanh. Chú ý những trường hợp sử dụng thuốc có chế phẩm corticosteroid đường toàn thân hoặc tra mắt kéo dài sẽ gây nên đục bao thể thủy tinh và bệnh glocom thứ phát.



Khi thể thủy tinh bắt đầu bị đục, người bệnh thấy nhìn mờ, thị lực vẫn không cải thiện dù đã thay kính đang đeo và nhìn màu sắc không rực rỡ như trước. 

Đặc điểm của triệu chứng nhìn mờ do đục thể thủy tinh là mức độ nhìn mờ tăng dần, không kèm theo đau nhức mắt, đỏ mắt. Tiến triển của triệu chứng nhìn mờ phụ thuộc vào nguyên nhân của bệnh đục thể thủy tinh. Bệnh đục thể thủy tinh do tuổi già thường tiến triển chậm từ vài năm cho đến hàng chục năm.

Những người có bệnh đục thể thủy tinh quyết định đi phẫu thuật cần lưu ý nên đi khám và được tư vấn tại cơ sở y tế có bác sỹ chuyên khoa mắt. Trước khi phẫu thuật được tiến hành, việc khám, đánh giá sức khỏe người bệnh, tình trạng mắt, mức độ, hình thái của đục thể thủy tinh và việc quyết định thời gian, phương pháp phẫu thuật phù hợp là rất quan trọng. Người có bệnh đục thể thủy tinh do tuổi già thường kèm theo bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp phải duy trì điều trị và khống chế lượng đường máu hoặc chỉ số huyết áp ở mức bình thường.

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể hay còn gọi là cườm khô, cườm đá. Thủy tinh thể được cấu tạo chủ yếu là nước và protein được sắp xếp trật tự để cho ánh sáng xuyên qua và hội tụ trên võng mạc.

Đục thủy tinh thể là protein tập trung thành đám làm ánh sáng đi qua bị tán xạ, tạo ra những vùng mở đục thủy tinh thể cản ánh sáng đến võng mạc làm giảm thị lực.



Triệu chứng bệnh đục thủy tinh thể:

- Mắt mờ 
- Màu mắt sẽ nhạt
- Thị lực kém vào ban đêm
- Bị hoa mắt nhìn 1 thành 2 hoặc nhiều hình 
- Độ kính đang đeo có thể thay đổi thường xuyên
- Mắt có cảm giác chói

Có bao nhiêu loại đục thủy tinh thể:

- Đục thủy tinh thể do bẩm sinh
- Đục thủy tinh thể do chấn thương
- Đục thủy tinh thể do lão hóa, tuổi già
- Đục thủy tinh thể do bệnh tiểu đường, hoặc tác dụng phụ khi dùng nhiều thuốc steroid.

Làm sao biết mình mắc bệnh đục thủy tinh thể:

- Đo thị lực bằng bảng thị lực.
- Đo nhãn áp
- Khám mắt với đồng tử dãn


Điều trị bệnh đục thủy tinh thể

Ở giai đoạn đầu có thể đeo kính, dùng kính lúp hoặc chiếu sáng tốt khi làm việc. Hoặc có thể áp dụng phẫu thuật đây là biện pháp hiệu quả nhất. Phẫu thuật sẽ lấy thủy tinh thể bị đục và đặt một thấu kính để thay thế thủy tinh thể.

Người đóng góp cho blog