Thuốc đau mắt đỏ : Phụ nữ mang thai có được sử dụng?

Trách nhiệm là một người phụ nữ mang trong mình những sinh linh bé bỏng, non nớt, điều đó đòi hỏi những người chuẩn bị làm cha, làm mẹ này cần phải hết sức cẩn trọng trong việc sử dụng bất kì thực phẩm, sản phẩm hay cụ thể là thuốc uống giảm đau mắt đỏ, vì nó ảnh hưởng rất lớn, gây hại tới thai nhi.

1. Bệnh đau mắt đỏ là gì?

- Đau mắt đỏ (hay còn gọi là viêm kết mạc) là tình trạng nhiễm trùng mắt, thường gặp do vi khuẩn hoặc vi rút gây ra hoặc do phản ứng dị ứng, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt.

- Nguyên nhân của bệnh đau mắt đỏ: do vi rút Adenovirus, hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.

- Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là : đỏ một hoặc cả hai mắt, ngứa một hoặc cả hai mắt, cảm giác có sạn ở trong mắt, rỉ dịch ở một hoặc hai mắt, chảy nước mắt.
Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải hiện nay, bệnh dễ lây lan
Đau mắt đỏ là căn bệnh phổ biến nhiều người mắc phải hiện nay, bệnh dễ lây lan


2. Bệnh đau mắt đỏ đối với phụ nữ mang thai

Riêng với những người có sức đề kháng kém như người già, phụ nữ mang thai, trẻ em, nếu không cẩn thận khi mắc bệnh rất dễ bị bội nhiễm, virut tấn công hệ hô hấp, tiêu hóa, gây các triệu chứng như ho, sốt, nổi hạch, tiêu chảy...
Có thể bạn muốn biết : Đau đầu nhức mắt là bệnh gì?

3. Cách điều trị và phòng tránh đau mắt đỏ đối với phụ nữ mang thai

- Khi bị đau mắt đỏ, các bà mẹ mang thai cần đến các cơ sở chuyên khoa mắt để được khám, tư vấn và điều trị.
- Nên thường xuyên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% thường xuyên 5-6 lần/ ngày giúp rửa trôi mầm bệnh, chất tiết và làm dịu mắt. ngay khi có những cảm giác vướng, cộm trong mắt giúp đẩy bớt virut ra khỏi mắt và làm êm dịu mắt.
- Luôn giữ vệ sinh cho mắt, giữ khăn rửa mặt luôn sạch sẽ.

 Có thể bạn muốn biết : Vì sao nhức mắt khi sử dụng máy tính?

- Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt vì thuốc nhỏ mắt là ít ảnh hưởng tới thai nhi nhất. Nhớ tham khảo ý kiến của bác sĩ về thành phần thuốc trước khi sử dụng
- Không đi tới những nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bị đau mắt. Khi ra ngoài, cần có các biện pháp bảo vệ như đeo kính.
- Đặc biệt lưu ý là không nên dụi mắt bằng tay và phải thường xuyên vệ sinh mắt-mũi-họng, đeo khẩu trang khi phải đến chổ đông người, rửa tay thường xuyên và vệ sinh sạch sẽ vùng mắt khi ở ngoài đường về.

Phụ nữ có thai cần phải cẩn trọng trước khi sử dụng loại thuốc đau mắt
Phụ nữ có thai cần phải cẩn trọng trước khi sử dụng loại thuốc đau mắt 
Lưu ý : 

  • Nếu cảm thấy mắt nhìn mờ, khô thì cần thăm khám vì nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng (thoái hóa hoàng điểm).
  • Cơ thể bé còn non nớt và nhạy cảm với thuốc nên bà bầu tốt nhất là không sử dụng bất cứ loại thuốc . Không nên dùng các thuốc kháng sinh và thuốc có chứa cortizol quá 7 ngày, cần khám lại bác sĩ ngay khi không khỏi.
  • Có một số loại thuốc có chống chỉ định cho phụ nữ mang thai nên thai phụ không được sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa corticoid như Clodexa, Nemydexa… vì nó không tốt cho thai nhi.
  • Không được tự ý xông lá, đắp thuốc, áp dụng các bài thuốc dân gian chưa được kiểm chứng để chữa đau mắt đỏ vì có thể làm bệnh kéo dài và trầm trọng hơn.
Đọc tiếp : Căn bệnh thoái hóa điểm vàng đang có nguy cơ trẻ hóa !

Kết Luận :

Đau mắt đỏ là một bệnh rất phổ biến thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là khi chuyển mùa thời tiết và trong các tháng hè. Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan, khi bị mắc, người bệnh rất khó chịu với các triệu chứng sưng, ngứa, nhức, kết mạc bị viêm đỏ... nhưng là bệnh do virut nên hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy không gây nguy hiểm và có khả năng tự hết nhưng bệnh rất dễ lây lan. Cần chủ động sử dụng thực phẩm tốt cho mắt, phòng tránh bệnh trước khi bị nhiễm.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người đóng góp cho blog