Khi mắt có dấu hiệu bị mờ cần uống thuốc gì?

Khi tiếp xúc với máy tính trong thời gian không lâu nhưng mắt lại cảm thấy mỏi và có hiện tượng mắt bị mờ và bị nhòe không nhìn thấy rõ. Hoặc khi mắt hoạt động nhiều thì mắt lại bị nhòe, khiến ta rất khó chịu, và đây là trường hợp mà nhiều người dễ mắc phải. 

Vậy nguyên nhân đâu gây ra mắt mờ khi bạn nhiều máy tính nhiều?

Khi chúng ta làm việc với máy vi tính, số lần chúng ta chớp mắt sẽ ít hơn bình thường giảm xuống chỉ còn 66%. Nguyên nhân quan trọng gây nên hội chứng CVS là ánh sáng chói và sự phản chiếu từ màn hình máy tính. Do đó, màn hình máy vi tính là một nguyên nhân chủ yếu, tác nhân chính gây ra mắt mờ.



Mắt mờ uống thuốc gì là câu hỏi của nhiều người khi gặp trường hợp mắt mờ.

Hiện nay trên thị trường có nhiều sản phẩm thuốc bổ mắt, thuốc nhỏ mắt,.. có thể kết hợp sử dụng thuốc nhỏ mắt, nước mắt nhân tạo, khi mắt đang bị mờ để khắc phục ngay lúc đó. 

Ngoài ra nên kết với sử dụng thuốc bổ mắt, để bổ sung dinh dưỡng cho mắt bảo vệ mắt và vừa phòng tránh bệnh về mắt và điều trị khô mắt, mắt mờ,... Hoặc bạn có thể bổ sung dinh dưỡng cho mắt qua chế độ ăn uống: bổ sung các thực phẩm có chứa vitamin A (các loại gan động vật, đu đủ, cà rốt,...), vitamin  C(cam, chanh, kiwi,..), omega (cá hồi, các loại cá biển,..).



Cách phòng ngừa mắt mờ khi nhìn máy tính nhiều:

Sau khi làm việc 30 phút bạn nên cho mắt nghỉ ngơi bằng cách nhắm mắt hoặc nhìn ra xa (nhìn ra cửa sổ) khoảng 1-2 phút.

Đặt máy ở vị trí sao cho cửa sổ cùng bên với màn hình, nên dùng màn sáo ở cửa sổ để hạn chế bớt ánh sáng.



Sử dụng ánh sáng nhẹ khi làm việc trên máy vi tính có nền hình sẫm.

Điều chỉnh ánh sáng trong phòng không cho phản chiếu lên màn hình, chuyển vị trí những bóng đèn chiếu sáng trực tiếp lên màn hình.

Đặt màn hình cách mắt ít nhất 50 – 60 cm và dưới tầm mắt 10-20 độ.

Tắt bớt đèn trong phòng nếu đèn quá sáng, còn nếu phòng quá tối nên sử dụng một ngọn đèn bàn có chụp. Khi bật đèn bàn nên đặt đèn tại vị trí mà ánh đèn không phản chiếu lên màn hình máy tính.


0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Người đóng góp cho blog