Viêm kết mạc gồm:
- Viêm kết mạc nhiễm khuẩn (do vi rút hoặc vi khuẩn gây ra): Sau khi bé bị nhiễm khuẩn tai hay cảm lạnh.
- Viêm kết mạc kích ứng: Khi trẻ chẳng may bị các chất kích ứng như bụi, côn trùng bay vào mắt gây đỏ.
- Viêm kết mạc dị ứng: Khi bé tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi hữu cơ, phấn hoa.
Triệu chứng của viêm kết mạc là gì?
Khi bị viêm kết mạc người bệnh sẽ thấy ngứa mắt, cộm sợ chói và sợ ánh sáng, chảy nước mắt và còn nhiều dấu hiệu ở mắt.
Khi ngủ dậy tiết tố viêm làm 2 mi mắt dính chặt lại nên người bệnh sẽ khó mở mắt. Thị lực bị ảnh hưởng thường mắt nhìn không được rõ.
Trẻ em có bị mắc bệnh viêm kết mạc không?
Thật ra trẻ em cũng thường có nguy cơ mắc bệnh viêm kết mạc bởi do các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng mắt:
- Tương tác với người mắc bệnh qua đường hô hấp, nước bọt, nước mắt, bắt tay và đặc biệt hơn hết là nước mắt của họ - nơi chứa chấp nhiều vi rút nhất.
- Chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh và dùng chung đồ với người bệnh.
- Dùng chung nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh từ ao, hồ và bể bơi.
- Tham gia vào những nơi đông đúc, dễ lây bệnh như trường học.
- Thói quen sờ mũi, miệng và dụi mắt của các bé.
Đối tượng viêm kết mạc gặp ở người già và thanh niên bởi nó là căn bệnh dễ lây nhiễm nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa đúng cách.
Cách chăm sóc viêm kết mạc và cách điều trị hiệu quả thế nào?
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cho viêm kết mạc dịch, bệnh thường tự khỏi trong 7 - 10 ngày. Chăm sóc mắt bằng việc nhỏ thuốc nhỏ mắt theo hướng dẫn của bác sĩ, ăn uống đủ chất giữ gìn vệ sinh mắt.
Khi mắc bệnh cần rửa mắt bằng nước muối, tra thuốc mắt theo đúng chỉ định. Khi ra đường người bệnh cần đeo kính râm, khẩu trang và rửa tay thường xuyên tránh chạm tay vào mắt, để mắt luôn giữ được sạch sẽ.
Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh viêm kết mạc để đảm bảo an toàn.
Đến cơ sở y tế khám nếu có triệu chứng sốt, khó chịu để kiểm tra mắt và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét