Những biểu hiện mà bạn thấy ở trẻ như nheo mắt khi xem tivi, thường xuyên lấy tay dụi mắt khi nhìn những vật ở xa lại là những dấu hiệu giúp bạn nhận biết sớm rằng đứa trẻ của bạn đã bị mắc tật khúc xạ về mắt thường gặp ở trẻ em như cận thị, viễn thị, loạn thị và lệch khúc xạ. Bệnh về mắt này tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng vẫn có thể dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng WIT tìm hiểu nhé !
1. Dấu hiệu trẻ đang bị mắc tật khúc xạ
Theo ThS, BS Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM) đã nhắc nhở các phụ huynh, thầy cô giáo và người chăm sóc trẻ nên chú ý quan sát các em khi khi học tập, sinh hoạt, vui chơi, giải trí để phát hiện kịp thời bệnh thông qua các dấu hiệu điển hình của bệnh như:- Nhìn đồ vật ở xa không rõ nên khi xem tivi, điện thoại, ipad các em hay chạy lại gần hoặc để sát vào mắt để nhìn cho rõ, ngồi xa bảng thì không thấy được chữ phải chép bài của bạn kế bên.
- Phải nheo mắt hoặc phải nghiêng đầu sang một bên khi xem tivi hay nhìn một vật ở xa.
Thời đại công nghệ hiện nay khiến cho ngày càng nhiều trẻ em mắc phải các tật khúc xạ về mắt như cận thị, loạn thị,... |
- Khi đọc chữ trong sách hoặc trên ti vi thì hay bị nhảy hàng, phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc hoặc đọc chữ rất chậm so với các bạn cùng lớp.
- Hay viết bài sai chữ, sai chính tả. Trẻ bị loạn thị thường nhìn mờ và “nhòe” khi nhìn lên bảng, đọc nhầm những chữ giáo viên viết lên bảng khi ngồi ở vị trí xa.
- Khi xem tivi hoặc nhìn vật ở xa nào đó thì phải lấy tay dụi mắt liên tục.
- Trẻ hay than phiền mỏi mắt, nhức đầu, chảy nước mắt.
Xem thêm :
Điều trị và phòng ngừa khi mắt bị viễn thị
Cận thị : Những phương pháp làm giảm độ cận tăng nhanh chóng
2. Biện pháp phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ em
Theo BS Đinh Thạc chia sẻ thì để phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ thì cha mẹ cần lưu ý những điều kiện sau:- Phải đặt bàn học của bé ở nơi đảm bảo đủ ánh sáng, nên dùng các loại đèn bàn học dạng chụp để ánh sáng tập trung xuống sách vở, nếu dùng đèn nê-on thì nên dùng loại có 2 bóng mắc song song và dùng loại bóng đèn tốt cho mắt. Ánh sáng phải chiếu từ phía trước mặt hoặc đối diện với tay cầm bút, góc học tập nên bố trí gần cửa sổ.
- Cho trẻ ngồi thẳng lưng và vuông góc với phần mặt ghế, không được tì sát ngực vào thành bàn. Đầu hơi cúi xuống cách mặt sách vở khoảng cách tầm 25 cm đến 30 cm. Giữ cân bằng hai vai và đặt hai chân song song, đồng thời vuông góc với chân. Không nên ngồi gác chân hoặc cho chân co duỗi, khi ngồi học trong thời gian lâu nên cho trẻ đi lại để giúp cơ thể lưu thông máu.
- Tuyệt đối không đọc sách trong điều kiện không đủ ánh sáng, khi đang đi trên tàu xe, khi đang nằm hoặc khi đang ăn.
- Chữ viết trên bảng và trong vở phải rõ nét, không viết mực đỏ, mực xanh lá cây, không đọc sách in chữ quá nhỏ, in trên giấy vàng, giấy đen.
- Phải có chế độ học tập và cho trẻ tham gia vui chơi các hoạt động ngoài trời nhiều để giúp mắt điều tiết giữa nhìn gần, nhìn xa. Có nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh, cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa thường xuyên giúp trẻ giảm bớt nguy cơ mắc các tật khúc xạ về mắt điển hình là tình trạng cận thị học đường ở trẻ.
- Sau khi học khoảng 1 giờ cần phải để cho mắt nghỉ ngơi 10 – 15 phút. Khi xem tivi, chơi điện tử không nên quá 60 phút mỗi lần. Khoảng cách an toàn cho trẻ là ngồi cách màn hình máy vi tính 50cm, cách màn hình tivi ít nhất là 2m.
- Cần có chế độ dinh dưỡng tốt và hợp lý cho mắt, ngủ đủ giấc từ 8 – 10 tiếng một ngày. Dinh dưỡng nên ăn nhiều rau xanh, trái cây đảm bảo cung cấp đủ các loại vitamin cho cơ thể.
- Chú ý cho trẻ đi khám kiểm tra định kỳ “sức khỏe cho đôi mắt” 6 tháng một lần hoặc ngay khi có các biểu hiện nghi ngờ như mờ mắt, dụi mắt, nheo mắt, nghiêng đầu, cúi sát tập vở… để kịp thời phát hiện, điều chỉnh hiệu quả các tật khúc xạ có thể xảy ra cho trẻ.
- Cần bổ sung các dưỡng chất chuyên biệt cho mắt để mắt được chăm sóc và bảo vệ từ bên trong. Thuốc bổ mắt WIT là dòng thực phẩm chức năng sáng bổ mắt của Mỹ được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn.
Thông tin : Thành phần và công dụng của thuốc bổ mắt wit - ecogreen.